Hồ Chí Minh: 0938 053 816 - Hà Nội: 0988 065 836
Hội nghị truyền hình là lĩnh vực hiện nay nhận được khá nhiều sự quan tâm từ phía mọi người, nhất là những vấn đề tổng quan về giải pháp hội nghị truyền hình hãng Polycom. Một trong những giải pháp hội nghị truyền hình chất lượng đồng thời mang lại nhiều lợi ích cùng những trải nghiệm tuyệt vời cho người sử dụng.
Xem thêm: Nguyên lý và chức năng của hệ thống hội nghị truyền hình
Hội nghị truyền hình là hệ thống thông tin đa phương tiện thời gian thực (Real time). Hệ thống này cho phép người dùng ở những nơi khác nhau có thể trao đổi thông tin bằng hình ảnh, âm thanh hoặc dữ liệu khi tổ chức hội thảo, hội nghị, các cuộc họp hay đào tạo từ xa, tư vấn y học, tư vấn tài chính, phục vụ sản xuất, kinh doanh….
Hội nghị truyền hình hãng Polycom
• Thiết bị có chất lượng cao, cho giao tiếp trung thực, hình ảnh sắc nét, âm thanh chân thực như không có khoảng cách.
• Thiết bị Polycom có tính thẩm mỹ cao, sang trọng, phù hợp với thiết kế của nhiều không gian.
• Cài đặt và sử dụng thiết bị dễ dàng, nhanh chóng.
• Tăng hiệu quả cho việc giao tiếp, hội họp, trao đổi, truyền đạt thông tin.
• Thông tin truyền đạt có độ chuẩn xác cao, đồng bộ, giao tiếp cùng lúc với nhiều địa điểm khác nhau.
• Tích hợp đầy đủ những tính năng khác như: có thể chia sẻ dữ liệu cùng lúc trong quá trình hội họp, có thể lưu trữ dữ liệu dễ dàng…
• Giảm thiểu tối đa về thời gian và chi phí.
Hiện hội nghị truyền hình được nghiên cứu và chia ra làm nhiều hình thức khác nhau, theo đó các hình thức này sẽ đáp ứng tốt nhất những nhu cầu sử dụng khác nhau của mọi người, trong mọi lĩnh vực. Những hình thức về hội nghị truyền hình bao gồm:
Hội nghị truyền hình cá nhân (personal)
• Đây là dạng hội nghị truyền hình có quy mô nhỏ và thường sử dụng cho một người.
• Thiết bị sử dụng có thể tích hợp từ ngay PC của cá nhân, hoặc có thể là Descktop hay Laptop. Cùng một sofware và các tài nguyên khác như: Webcam, Handphone.
Hội nghị truyền hình studio (Middle Class)
• Đây là dạng hội nghị truyền hình có quy mô trung bình, thích hợp với các cuộc họp nhóm. Sử dụng cho các cơ quan doanh nghiệp có văn phòng đại diện trải trên diện rộng.
• Thiết bị sử dụng là các dòng sản phẩm chuyên dụng dành cho hội nghị truyền hình.
Hội nghị truyền hình quy mô rộng (Classroom)
• Đây là dạng hội nghị truyền hình chuyên dụng, thường phục vụ cho các hội nghị có quy mô lớn.
• Những dòng sản phẩm này vô cùng đa dạng và có thể đáp ứng cho mọi nhu cầu của hội nghị truyền hình trong các lĩnh vực. Và thường được thiết kế đồng bộ với những thiết bị phụ trợ cho hội nghị truyền hình khác.
Hội nghị truyền hình điểm – điểm (point – to – point)
• Đây là dạng hội nghị truyền hình rất phổ biến, với 2 điểm trực tiếp tham gia.
• Tuy nhiên vẫn có thể tổ chức với các quy mô khác nhau.
• Quá trình kết nối của dạng hội nghị truyền hình này sẽ do một đầu chủ động quay số. Những thông số kết nối sẽ được quy định trước tại 2 đầu hoặc một đầu để đặt chế độ Auto Accept.
Hội nghị truyền hình điểm – đa điểm (point – to – Multi point)
• Dạng hội nghị truyền hình này có nhiều điểm tham gia cùng một lúc. Trong đó, sẽ có một điểm giữ vai trò là trung tâm và giữ quyền chủ tọa.
• Những điểm khác khi tham gia vào mạng thì được kiểm soát dưới sự quyền điểm chủ tọa.
Hội nghị truyền hình đa điểm (Multi point)
• Đây là dạng hội nghị truyền hình có quy mô tổ chức khá phức tạp và ít nhất phải có nhiều hơn 3 điểm cùng tham gia.
• Thiế bị sẽ gồm: MCU, Gatekeper, Gateway… sẽ đóng vai trò là trung tâm xử lý cho hội nghị truyền hình đa điểm.
• Dạng hội nghị này còn có thể liên lạc bằng Video hoặc Voice, với mục đích là tiết kiệm được chi phí tốt hơn.
Các hình thức của hội nghị truyền hình
Để xây dựng được một hệ thống hội nghị truyền hình hoàn chỉnh, chất lượng thì có rất nhiều yếu tố tác động trong việc hình thành hệ thống truyền hình hội nghị như đường truyền, thiết bị sử dụng….
Về đường truyền:
• Hệ thống hội nghị truyền hình có thể sử dụng đường truyền mạng điện thoại công cộng, hay mạng IP tư nhân hoặc mạng Internet. Song yêu cầu băng thông chỉ tiêu để thông tin được truyền đạt có được sự tương tác là trong khoảng 300 Kbps đến 400 Kbps, đối với mỗi khoảng luồng tín hiệu. Điều này bao gồm cả tín hiệu hình, tín hiệu tiếng, cũng như tín hiệu để điều khiển.
• Với nghi thức H.323 thì đường truyền không yêu cầu hai hay nhiều điểm kết cuối trong một phiên gởi phải có cùng một tốc độ dữ liệu như khi nhận. Một điểm kết cuối thường khả năng mã hóa thấp với tốc độ là 100K bit/giây, nhưng vì việc giải mã yêu cầu ít xử lý hơn nên nó sẽ có thể giải mã một luồng hình với tốc độ là 300K bit/giây.
• Còn đối với hệ thống hội nghị truyền hình đa điểm chuẩn HD, tại các site nhánh đường truyền phải đạt ít nhất là 512 Kbps. Tại site trung tâm thì đường truyền phải có tốc độ bằng tổng các đường truyền của site nhánh cộng lại. Riêng với hệ thống hội nghị truyền hình đa điểm SD, thì đường truyền tại các site cần phải đạt ít nhất là 384kbps ở cả 2 chiều up, chiều down. Với đường truyền được đặt tại điểm trung tâm thì phải đạt ít nhất bằng tổng tốc độ đường truyền của các site nhánh khi cộng lại.
• Trong trường hợp hội nghị truyền hình đa điểm, chẳng hạn như đồng thời 04 điểm thì tốc độ đường truyền tại site trung tâm phải đạt ít nhất 2Mbps, nên đường truyền sử dụng phải là đường truyền Lease Line. Với trường hợp sử dụng video conference trên nền mạng IP, thì đường truyền tới tới các site phải cộng thêm từ 20% đến 35% header của gói IP. Điều này đồng nghĩa đường truyền tại các site ít nhất phải đạt 460Kbps ở cả 2 chiều up và chiều down.
Về thiết bị:
− Thiết bị đầu cuối (VCS)
VCS (Video Conferencing Systemt) là thiết bị có chức năng chính: thu nhận hình ảnh, âm thanh tại một điểm, rồi mã hoá chúng theo một phương thức nhất định để gửi đến đầu khác thông qua mạng truyền dẫn.
Những thành phần chính của VCS:
• Hệ thống Camera: để ghi nhận và xử lý hình ảnh cho hội nghị.
• Hệ thống thiết bị hiển thị: là hệ thống những monitor giúp hiển thị hình ảnh.
• Hệ thống Microphone: để thu nhận tín hiệu audio.
• Hệ thống Audio: giúp khuyếch đại âm thanh thu về và phát âm thanh đi.
• Các giao tiếp mạng truyền dẫn, xử lý mã hóa tín hiệu truyền dẫn.
• Bộ mã hoá hình ảnh/âm thanh (audio/video codec).
• Bên cạnh đó, các hệ thống thiết bị hội nghị truyền hình ngày nay còn được tích hợp khả năng giao tiếp với các thiết bị phụ trợ khác.
− Thiết bị hỗ trợ, điều khiển hội nghị truyền hình đa điểm (MCU)
Thiết bị hỗ trợ, điều khiển hội nghị truyền hình đa điểm (Multipoint Control Unit – MCU), còn được gọi là “conferencing bridge” hay “conferencing server”. Thiết bị này sẽ cho phép nhiều hơn hai thiết bị đầu cuối (VCS) liên lạc với nhau, đồng thời giúp tạo thành hội nghị truyền hình đa điểm.
MCU gồm 2 thành phần chính:
• Bộ điều khiển đa điểm bắt buộc Multipoint Controller (MC): chức năng chính của (MC) là quản lý các tín hiệu điều khiển cuộc gọi, đàm phán các tham số trao đổi thông tin, xác định khả năng của các điểm đầu cuối.
• Bộ xử lý đa điểm (MP): nhằm thực hiện việc trộn, chuyển mạch cũng như xử lý những luồng dữ liệu audio, dữ liệu video và data giữa các điểm hội nghị.
Dòng sản phẩm MCU gồm:
• MCU cứng: đây là giải pháp chuyên nghiệp gồm phần cứng (giao diện mạng, bộ xử lý, bộ DSP…) và phần mềm đi kèm tích hợp nhiều tính năng hổ trợ phong phú.
• MCU mềm: là giải pháp phần mềm dùng để cài đặt trên máy chủ (PC hoặc Sun), sử dụng giao diện mạng hỗ trợ nên các tính năng đa điểm đơn giản và thích hợp cho mạng riêng hay sử dụng trong phạm vi hẹp.
• Các dòng sản phẩm VCS có hỗ trợ tính năng Internal MCU như: dòng VSX 7000 series trở lên cho chuẩn SD, hay dòng HDX 8000 series trở lên cho chuẩn HD.
− Gateway – thiết bị hỗ trợ kết nối đa mạng
Gateway là thiết bị có chức năng chính giúp chuyển đổi tín hiệu, chuyển đồi giao thức giữa các đầu cuối VCS trong phạm vị một hội nghị đa giao thức mạng. Thiết bị Gateway có thể là thiết bị độc lập hoặc thiết bị được tích hợp với thiết bị MCU.
Chức năng chính của Gateway:
• Gateway có chức năng chính là vai trò cầu nối trong quá trình kết nối giữa các mạng vật lý khác nhau nhằm phục vụ cho hội nghị truyền hình.
• Gateway H.323 sẽ cho phép các thiết bị đầu cuối video trao đổi thông tin với các thiết bị đầu cuối video H.32x khác. Chẳng hạn như các thiết bị đầu cuối video H.320 và H.321.
• Gateway video còn thực hiện việc chuyển đổi giữa các giao thức khác nhau, chuyển đổi các định dạng mã hoá âm thanh cùng các định dạng mã hoá video mà có thể được sử dụng bởi các tiêu chuẩn H.32x khác nhau.
Những yếu tố thiết lập nên hệ thống hội nghị truyền hình
− Các hệ thống thiết bị phụ trợ khác
• Hệ thống thiết bị hỗ trợ hiển thị sẽ gồm: các Monitor hoặc các máy chiếu (Projector), màn chiếu giúp hiển thị hình ảnh đầu gần và đầu xa của hội nghị. Monitor giúp giám sát hình ảnh camera, hình ảnh từ nguồn video khác…
• Hệ thống thiết bị âm thanh gồm: hệ thống loa, giúp tăng âm hay khuyếch đại âm thanh đầu gần và đầu xa, còn hệ thống micro thì dùng để thu âm trong hội nghị.
• Hệ thống thiết bị Video gồm: các camera và các bộ VCR giúp thu, phát các nguồn Video.
• Hệ thống thiết bị hỗ trợ công tác đặc thù: với từng hội nghị ở từng lĩnh vực cụ thể khác nhau mà sẽ có các thiết bị phụ trợ hay hỗ trợ công tác đặc thù khác nhau. Ví dụ như trong đào tạo từ xa thì không thể thiếu PC + ImageShare để có thể truyền bài giảng lên hệ thống truyền hình hội nghị, hoặc thiết bị bảng điện tử White Board cũng giúp cho việc giảng dạy…
Xem thêm: Giải pháp hội nghị truyền hình đa điểm